Khoảng 90% sản lượng hạt Mắc ca (macca hay Macadami) được dùng trong thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành loại thực phẩm mang nguồn thu cao và ổn định cho Việt Nam.
Có nguồn gốc từ Úc, trong những năm 1880 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii như một loại cây trồng rừng. Đến những năm 1920, mắc ca mới được trồng thương mại phổ biến ở Hawaii, lý do được cho là nhờ đã sáng tạo được thiết bị hiệu quả để tách vỏ mắc ca, vốn rất cứng. Để ra thành phẩm ăn được cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp mà hiện nay VIệt Nam còn nhiều khó khăn về công nghệ. Hiện tại 90% hạt Macca tại Việt Nam được nhập khẩu từ Úc.
Tuy nhiên, được sự tài trợ và chuyển giao công nghệ của tổ chức phi chính phủ có tiếng trong ngành hạt Macca, SFood tự tin sắp tới sản phẩm của Sfood sẽ có giá thành cạnh tranh, và sẽ không phải nhập khẩu
Thành phần dinh dưỡng trong hạt Mắc ca như sau:
- Trong nhân hạt macca chất béo 78,2%, chất đường 10%, chất đạm 9,2%
- Các khoáng chất nhân macca như K 0,37%, p 0,17%, Mg 0,12%
Trong mỗi kg nhân hạt macca còn chứa
- 360mg Ca, 66mg s, 18mg Fe, 14mg Zn, 3, 3,3 mg Cu,
- Các loại vitamin như ; 16mg, Bl. 2,2mg, B2: 2,2mg và nhiều nhất là vitamin E có từ 0,4 -18 gam.
So sánh dinh dưỡng nhân hạt macca với hàm lượng chất béo sau khi rang củ Lạc nhân (44,8%), hạt Điều (47%), Hạnh nhân (51%), hạt hạch Đào (63%) thì hạt Mắc ca (78,2%) cao hơn hẳn các hạt khô kia. Trong chất béo của hạt Mắc ca cố 84% là acid béo không no chỉ đứng sau đậu Sở (97%) trong đó có nhiều loại mà con người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesterol cố tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng chất đạm trong nhân Mắc ca gồm 20 loại acid amin trong đó có 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể.

Cây mắc ca đã xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 10 năm. Việt Nam hiện đứng thứ 11 trên thế giới về diện tích trồng mắc ca.
Nghị định 210/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/2/2014 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN và nhà đầu tư khi đầu tư vào cây mắc ca. Đối với các dự án trồng mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở… Như vậy việc đầu tư phát triển cây mắc ca đang được Chính phủ quan tâm mạnh mẽ.
Đa phần hạt Macca được dùng làm thực phẩm, ngoài ra còn dùng làm mỹ phẩm, bở, dầu. Vỏ Macca được sử dụng trong công nghiệp cần chất xơ, nguyên liệu, phân bón
Ăn hạt mắc ca rất nhiều cách từ ăn sống, nấu, xào hay luộc đều được. Hạt mắc ca nên ăn hàng ngày để chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn. Với hương vị béo ngậy thơm ngon do lượng chất béo dồi dào bên trong rất phù hợp cho các món ăn tráng miệng, món ăn nhanh, nhẹ hoắc điểm tâm sáng.
Chế biến hạt mắc ca không khó nhưng bạn vẫn cần chú ý để có thể bảo quản được lâu cũng như giữ được hương vị, dinh dưỡng tốt nhất. Vỏ mắc ca rất cứng nên phải dùng kìm chuyên dụng để tách vỏ. Khi mua bạn nên chọn loại mắc ca khứa nứt để dễ dàng tách vỏ và sử dụng. Tách vỏ xong, đóng gói cẩn thận và cho vào trong tủ lạnh là cách giữ được lâu nhất nhân mắc ca. Hạt mắc ca có thể dùng ăn ngay hoặc chế biến quả macca thành các món ăn khác như kem, bánh, sữa dinh dưỡng, sữa ngũ cốc,... Để mắc ca có mùi thơm ngậy đặc biết quyến rũ bạn có thể cho vào lò vi sóng.

Giá 1kg Macca đã cứa vỏ được giữ ở mức khá ổn định từ 400.000đ đến 450.000đ 1 kg. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng hạt Macca hiện tại cao gấp 4 lần sản lượng nên hạt Macca là một loại cây trồng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.