Mắc ca hay macadamia là tên một chi cây thân gỗ, thuộc họ Proteaceae, nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, cao đến trên 12 m. Khởi đầu là loại cây rừng ở Úc mà người dân cổ xưa đã biết lấy hạt để ăn với tên gọi “kindal kindal”, đến nay có hai loài mắc ca cho hạt có thể ăn được là loài vỏ hạt trơn Macadamia integrifolia và loài vỏ hạt sần Macadamia tetraphylla đang được trồng phổ biến và các giống lai từ hai loài này.
Là loài cây chịu hạn tốt nên mắc ca thích hợp phát triển ở các khu vực thiếu nước tưới trong mùa khô, nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-32oC (Bảng 1). Thông thường, mắc ca trồng được 5 năm mới bắt đầu cho quả, khoảng 1 kg hạt/cây (tính cả vỏ), đến năm thứ 12 trở lên cây mới cho năng suất ổn định, thường khoảng 12 – 14 kg/cây, nếu giống tốt và phù hợp thổ nhưỡng có thể trên 20 kg/ cây (BĐ1). Trồng mắc ca cần đầu tư và chăm sóc thích đáng. Năng suất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như giống, đất đai, khí hậu, cách trồng và chăm bón

Trong nhân mắc ca không những có chất béo, vị ngọt, rất bùi lại có mùi thơm của bơ sữa bò. Nhân macca không cứng như hạt điều hay nhân lạc có thể dùng ăn sống, xào, nấu, thổi xôi, nếu chè đều rết ngon hoặc cho vào kem, kẹo, bánh và nhiều loại đồ ngọt khác. Ngoài ra, nhân Mắc ca có thể ép làm dầu xà lát, dầu mỹ phẩm, dầu dược phẩm
Hương vị thơm ngon lạ chắc chắn sẽ khiến bạn dễ trở thành một tín đồ nghiện hạt mắc ca, hạt macca có thành phần dinh dưỡng rất cao có lợi cho sức khỏe,giúp chống lại sự lão hóa nhưng không gây béo phì vì protein trong hạt macca rất thấp
So sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang củ Lạc nhân (44,8%), hạt Điều (47%), Hạnh nhân (51%), hạt hạch Đào (63%) thì hạt mắc ca (78,2%) cao hơn hẳn các hạt khô kia. Trong chất béo của hạt Mắc ca cố 84% là acid béo không no chỉ đứng sau đậu Sở (97%) trong đó có nhiều loại mà con người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesterol cố tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng chất đạm trong nhân Mắc ca gồm 20 loại acid amin trong đó có 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể.
Phát triển Macca trên thế giới
Có nguồn gốc từ Úc, trong những năm 1880 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii như một loại cây trồng rừng. Đến những năm 1920, mắc ca mới được trồng thương mại phổ biến ở Hawaii, lý do được cho là nhờ đã sáng tạo được thiết bị hiệu quả để tách vỏ mắc ca, vốn rất cứng. Vườn mắc ca thương mại đầu tiên được lập ra bởi Công ty Castle and Cooke tại Keauhou- Hawaii vào năm 1948. Sau đó mắc ca mới được trồng rộng rãi ở Úc từ những năm 1960. Hiện nay mắc ca đã được trồng ở một số nước như Nam Phi, Kenya, Guatemala, Trung Quốc, Malawi, Brazil, Costa Rica và gần đây là Việt Nam,... So với các loại cây lấy hạt khác, mắc ca là loại có sản lượng không nhiều trên thế giới (BĐ 2).
Lượng mắc ca xuất khẩu trên thế giới những năm gần đây trên 30 ngàn tấn nhân /năm. Năm 2013, dẫn đầu xuất khẩu là Nam Phi với tỉ trọng 32%, kế đến là Úc (19%) và Trung Quốc (19%)
Giai đoạn 2008 - 2009, Mỹ dẫn đầu nhập khẩu mắc ca, năm 2012 xuống vị trí thứ ba sau Trung Quốc (10.207 tấn nhân) và Việt Nam (6.944 tấn nhân). Các nước tiêu thụ nhiều là Mỹ (8.534 tấn nhân), kế đến là Kenya (6.123 tấn nhân), Úc (5.638 tấn nhân) và Trung Quốc (4.538 tấn nhân)
Sáng chế liên quan đến mắc ca
Theo dữ liệu sáng chế (SC) Wipsglobal, SC đầu tiên liên quan đến mắc ca đăng ký bảo hộ tại Mỹ vào năm 1965, có tên: “Nut cracker for macadamia and other nuts”, đề cập đến phương pháp và công cụ tách hạt mắc ca. Sau đó có rất ít SC về mắc ca và nội dung chủ yếu liên quan đến việc tách hạt. Từ những năm 2000 đến nay các SC về mắc ca xuất hiện nhiều hơn, phần lớn về trích xuất dầu và nghiên cứu sử dụng chúng trong mỹ phẩm. Đến nay, mới có hơn 70 SC liên quan đến mắc ca trên thế giới, nước có nhiều đăng ký SC là Trung Quốc (46%), Úc (25%) và Mỹ (17%) (BĐ 14, BĐ 15 ).
Macca ở Việt Nam
Ở nước ta, khu vực thích hợp có thể trồng mắc ca là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (nay là Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng thử mắc ca tại Ba Vì (Hà Nội) từ năm 1994. Đến năm 2010, cây sai quả nhất cho 10 kg hạt. Dự án “Trồng sản xuất thử nghiệm một số giống Macadamia (OC, 246, 816, 849) tại Tây Nguyên” cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ cho thực hiện từ năm 2012. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, mắc ca trồng ở Đắk Lắk cho trái nhiều nhất (Bảng 6). Trong các năm 2011 và 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 10 giống mắc ca để trồng tại Krông Năng và Ba Vì.

Giá Hạt Macca tại Việt Nam
- Những loại nhập khẩu: Do có sản lượng tương đối cao nên các nước xuất khẩu hạt Macca như Úc, Mỹ, Trung Quốc có giá thành hạt Macca tương đốithấp hơn so với hạt Macca Việt Nam
- Hạt Macca Việt: Do là cây mới trồng được hơn 1 thập kỷ, lại đang trong quá trình nghiên cứu, đầu ra chưa nhiều nên sản lượng hạt Macca ở VIệt Nam còn thấp. Đó là lý do khiến giá Macca của Việt Nam mặc dù được trồng trong nước, không phải nhập khẩu nhưng giá vẫn tương đương hoặc cao hơn Macca nhập 1 chút. Tuy nhiên, hiện nay Macca bắt đầu được nghiên cứu phát triển rộng rãi. Và có những diện tích đã trồng được trên 5 năm, sắp cho ra trái nên trong thời gian tới giá hạt Macca Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn