Hotline: 0975 498 081

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ khách hàng

Chăm sóc khách hàng 24/7

0975 498 081

thuhang.sfood@gmail.com

banner left
banner left

Thống kê truy cập

   Đang Online:     1226

   Truy cập:     1963785

Tin tức

    Cây ‘tỷ đô’ Macca thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam?

    Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:
    Cập nhật: 16/12/2015

    Cây ‘tỷ đô’ Macca thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam?


    Hạt mắc ca (Macadamia)
    được coi là loại hạt ngon nhất, mất nhiều công chăm sóc nhất và đắt đỏ trên thế giới. Hạt có kích cỡ từ 2-3cm, hình tròn, màu crème, rất thơm, nhân mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.

    Vì giá trị dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng nên hạt mắc ca được nhiều người Việt yêu thích, đối tượng khách hàng tìm đến loại hạt này chủ yếu là những người có thu nhập khá, Việt kiều hoặc mua để làm quà biếu trong dịp lễ tết.

     

    Bởi lẽ, hạt của cây trồng này có hàm lượng dầu béo lên tới 78%, cao hơn rất nhiều hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân (44,8%), hạt điều (47%), hạnh nhân (51%), hạt hạch đào (63%).

    Được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 2002, đến nay, cây trồng này đã hoàn toàn thích nghi và phát triển tốt ở Việt Nam.

    Nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá rằng Việt Nam cũng có đầy đủ các yếu tố để phát triển cây mắc ca thành một ngành kinh tế mới với tiềm năng vô cùng to lớn.

     

    Tại Hội thảo Phát triển cây mắc ca vì mục tiêu làm giàu của nông dân Tây Bắc và Tây Nguyên sáng 8/7, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhận định:'Tại các nước phát triển, nhu cầu tiêu thụ mắc ca ngày một tăng cao và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu vì sản lượng mắc ca trên toàn thế giới mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu.

    Ông cho biết, 2 vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên rất phù hợp để phát triển cây mắc ca.

      Cây ‘tỷ đô’ thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam? - Ảnh 1

    Mắc ca có giá trị kinh tế rất cao.

    Cây tỷ đô sẽ được phát triển như thế nào?

    Thực tế, sau hơn 10 năm loại cây này được trồng thử nghiệm tại một số địa phương thuộc các tỉnh miền Tây Bắc, Tây Nguyên, những lợi ích mà nó mang lại là khá rõ ràng.

    Công ty Cổ phần Macca (Macadamia) Điện Biên là một trong những đơn vị trực tiếp trồng thử nghiệm loại cây này. Trong năm 2012 và 2013, công ty đã trồng thí điểm và mở rộng diện tích được trên 57 ha tại tại nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, nhiều nông dân trực tiếp hợp tác với công ty trồng loại cây này đã đánh giá, đây là loại cây rất phù hợp với khí hậu miền núi, đặc biệt khác với các loại cây trồng khác, mắc ca ít xuất hiện sâu bệnh, điều mà người nông dân lo lắng nhất mỗi khi xác định trồng cây gì, nuôi con gì.

    Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển cây mắc ca thành một ngành kinh tế mới với tiềm năng vô cùng to lớn. Và nếu như nhìn một cách khách quan, cây mắc ca sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn không thua kém gì các loại cây trong danh sách "tỷ đô” như cà phê, ca cao đang được trồng rộng khắp hiện nay. Thậm chí nó còn có giá trị kinh tế cao hơn cà phê vì lợi nhuận lớn hơn, còn chi phí đầu vào cũng "dễ thở” hơn.

    Cây mắc ca là cây lâu năm, bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 và đạt năng suất cao từ năm thứ 7. Cây mắc ca có thể cho quả tới 60 năm tiếp theo và thân gỗ của nó có thể sử dụng cho công nghiệp chế biến gỗ. Chi phí phân bón và chăm sóc đối với loại cây này không quá 50.000 đ/cây mỗi năm.

      Cây ‘tỷ đô’ thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam? - Ảnh 2

    Cây mắc ca sẽ là cây chủ lực cho phát triển kinh tế tại Tây Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.

    Đối với các tỉnh phía Bắc, mắc ca còn có thể trở thành loại cây phủ xanh, giữ đất… Như vậy sau cao su, cà phê, cây mắc ca sẽ là cây chủ lực cho phát triển kinh tế ở Tây bắc. Khi kế hoạch thay thế 100.000 ha cà phê già cỗi bằng mắc ca ở Tây Nguyên được thực hiện xong, cùng với hàng nghìn ha mắc ca ở Tây Bắc, Việt Nam ngoài việc được biết tới là một cường quốc về cà phê, hạt tiêu, lúa … sẽ còn là một cường quốc về mắc ca.

    Khảo sát thực tế tại các tỉnh Tây nguyên cho thấy, 1 ha cà phê có khoảng 1.100 cây, tính trung bình mỗi năm thu được 3,8 tấn, vụ cà phê vừa rồi giá bán khoảng 40.000 đồng/kg thu 155 triệu đồng. Trong khi đó, 1 ha mắc ca trồng khoảng 300 cây, đến thời điểm 9 năm tuổi thu 4,5 tấn. Với giá bán 120.000 đồng/kg đã thu được 540 triệu đồng. Về chi phí, mỗi năm 1 cây mắc ca chỉ tốn hết 3kg phân, hết 9 tạ/ha, trong khi đó trồng cà phê cũng bón 3kg/cây mất 3,3 tấn/ha. Như vậy, mắc ca cho doanh thu lớn hơn, trong khi chi phí cho phân bón và chăm sóc lại thấp hơn trồng cà phê. Với thực tế này nếu trồng xen cà phê và mắc ca sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao.

    Nhận thấy tiềm năng và giá trị của cây mắc ca, Chính phủ cũng đang hướng tới mục tiêu nhân rộng phát triển diện tích trồng loại cây này, tập trung cho vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

    Và để khuyến khích nông dân đầu tư, doanh nghiệp nhân rộng loại cây quý này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó nhấn mạnh: "Các dự án trồng cây mắc-ca có quy mô từ 50 héc ta trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/héc ta để xây dựng đồng ruộng, cây giống; hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở”.

    Tuy nhiên, do đây là một loại cây trồng mới nên cả DN và người nông dân còn đang rất e dè. Số DN tham gia đầu tư trực tiếp vào loại sản phẩm này cũng khá rải rác, thưa thớt. Có thể điểm ra đây một số doanh nghiệp như công ty Cổ phần Vinamaca, IDT Group, gần nhất là Lienviet Postbank cũng công bố đề án 10.000 tỷ đồng đầu tư vào mắc ca. Như vậy, có thể thấy, số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào loại cây trồng này khá khiêm tốn.

    Tại một cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề phát triển loại cây được kỳ vọng là "cây tỷ đô diễn ra mới đây, nhiều ý kiến cho rằng đây là một lĩnh vực đầu tư đột phá cần phải nhanh chóng triển khai.

    Dẫu vậy, vẫn còn ý kiến cho rằng, với những đặc tính ưu việt của mắc ca, phát triển nhân rộng là điều nên khuyến khích. Song, cũng cần phải có những bước đi thận trọng với quy hoạch và chiến lược cụ thể, để tránh tình trạng nông dân trồng tự phát rồi lại chặt bỏ đã từng xảy ra như đối với cây cà phê, ca-cao.

    Thông tin dinh dưỡng

    Copyright © 2015. Sfood.Thiết kế và phát triển bởi Bambu®